pixel

0906.014.114

Công ty Cổ Phần Xây dựng & thiết bị PCCC Đức Phúc

02256.289.114 / 0906.014.114 Pcducphuc@gmail.com Số 16, lô 02, Khu TĐC Vinhomes Riverside - P. Sở Dầu - Q. Hồng Bàng - TP. Hải Phòng


Công ty Cổ Phần Xây dựng & thiết bị PCCC Đức Phúc

Cẩm nang PCCC

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu thép được bọc bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy

Cập nhật: 16-02-2022 10:47:14 | Cẩm nang PCCC | Lượt xem: 414

Hướng dẫn một số nội dung về kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu thép được bọc bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy

Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ). Nghị định này có hiệu lực thi thành từ ngày 10/01/2021. 

 

 

Tại mục 5, Phụ lục VII của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định việc kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy. Như vậy, theo quy định của nghị định này thì sẽ không kiểm định giới hạn chịu lửa của sơn, vữa chống cháy mà kiểm định giới hạn chịu lửa của kết cấu (dầm, cột, sàn, tường…) được bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy (sơn chống cháy, vữa chống cháy hoặc vật liệu chống cháy khác…).

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH hướng dẫn một số nội dung về kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu thép được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy, cụ thể như sau:

1. Khái niệm về kiểm định mẫu kết cấu

Kiểm định PCCC đối với mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy là việc xác định giới hạn chịu lửa của mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy (khả năng chịu lực, được ký hiệu bằng chữ R).

Mục đích của việc sử dụng kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy là nhằm nâng giới hạn chịu lửa của các kết cấu, từ đó nâng cao bậc chịu lửa của nhà, công trình. Ví dụ nhà khung thép tiền chế với các bộ phận chịu lực là kết cấu thép không được bọc bảo vệ thì chỉ được coi là có giới hạn chịu lửa R15 (15 phút) do vậy có bậc chịu lửa của nhà cao nhất chỉ có thể là bậc IV, tuy nhiên nếu các kết cấu thép này được bọc bảo vệ (ví dụ bằng sơn chống cháy) và đạt được giới hạn chịu lửa R90 thì sẽ là cơ sở để xác định bậc chịu lửa cho nhà lên bậc II (quy định tại Bảng 4 Quy chuẩn 06:2020/QCBXD).

2. Tiêu chuẩn để thử nghiệm giới hạn chịu lửa của mẫu kết cấu thép được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy, bao gồm:

- QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

- TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: yêu cầu chung.

TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm.

TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa - các bộ phận công trình xây dựng - Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với cột.

- ISO 834-10:2014 Fire resistance tests - Elements of building construction. Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural steel elements (Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng. Phần 10: Yêu cầu riêng để xác định sự tham gia của các vật liệu bảo vệ chịu lửa được áp dụng đối với các kết cấu kết cấu thép).

- ISO 834-11:2014 Fire resistance tests - Elements of building construction — Part 11: Specific requirements for the assessment of fire protection to structural steel elements (ISO 834-11:2014 Kiểm tra khả năng chống cháy - Các yếu tố cấu thành công trình – Phần 11: Yêu cầu cụ thể đối với việc đánh giá khả năng chống cháy đối với các thành phần kết cấu thép).

- BS EN 1993-1-2:2005 Design Steel structures - Part 1-2: General rules – Structural Fire design (Thiết kế kết cấu thép - Phần 1-2: Các nguyên tắc chung – Thiết kế kết cấu chịu lửa).

3. Trình tự thử nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

- Lựa chọn mẫu thử nghiệm: Lựa chọn theo yêu cầu của Mục 7, Phụ lục C, Phụ lục D, Phụ lục E của ISO 834-10 tùy thuộc vào dạng vật liệu bọc bảo vệ là dạng thụ động (vách chống cháy, vữa chống cháy, bông khoáng) hay dạng phản ứng sơn chống cháy). Mỗi loại tiết diện, mỗi loại chiều dày bọc bảo vệ và mỗi loại giới hạn chịu lửa ít nhất thử nghiệm 01 dầm (cột) có chất tải; 01 dầm (cột) không chất tải; và 01 dầm (cột) loại ngắn.

- Cấu tạo các mẫu thử: Theo 7.2, 7.3 ISO 834-10.

- Hình dạng các mẫu được lựa chọn để đánh giá theo hệ số hình dạng tiết diện theo mục C.2 của Phụ lục C với vật liệu bọc bảo vệ dạng thụ động hoặc mục D.1 của phụ lục D với vật liệu bọc bảo vệ dạng phản ứng.

Bước 2: Thực hiện thử nghiệm:

Tiến hành theo các tiêu chuẩn tương ứng:

- Dầm có tải: Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9311-6:2012 (ISO 834-6) với chiều dài phần tiếp xúc với lửa không ít hơn 4.000 mm.

- Dầm không có tải và dầm đối chứng: Theo quy định tại mục 7.2 của ISO 834-10.

- Cột mang tải: Thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9311-7:2012 (ISO 834-7) với chiều cao nhỏ nhất khi tiếp xúc với lửa là 3.000 mm.

- Cột ngắn và cột cao: Thực hiện theo yêu cầu của ISO 834-10

- Quy trình thử nghiệm: Theo Điều 11 của tiêu chuẩn ISO 834-10.

Bước 3: Xác định giá trị kết quả thử nghiệm:

Từ kết quả thử nghiệm nêu trên đơn vị thử nghiệm xây dựng báo cáo kết quả theo phạm vi, quy định tại ISO 834-10 và ISO 834-11 và BS EN 1993-1-2:2005.

4. Về quy trình thủ tục thực hiện kiểm định

Tham khảo tại bài hướng dẫn đăng trên website của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tại địa chỉ Website:

 

 

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9562/language/vi-VN/Default.aspx


Đối tác

  • bệnh viện trẻ em hải phòng
  • LG Innotek
  • Điện máy xanh Lê Hồng Phong
  • Nhà máy giấy Hoàng Hà
  • Bệnh viện đa khoa Quốc tế
  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ EB
  • Công Ty TNHH Bao Bì Quốc Tế B&B

@Copyright 2018 by Công ty Cổ Phần Xây dựng & thiết bị PCCC Đức Phúc All Rights Reserved.

Phương thức thanh toán
3Thanh toán
Kết nối với chúng tôi